22 C
Hanoi
Thứ Năm, Tháng Năm 2, 2024

Việt Nam gia nhập công ước xóa bỏ lao động cưỡng bức

Quốc hội thông qua nghị quyết gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế về xoá bỏ lao động cưỡng bức, sáng 8/6.

Việt Nam gia nhập công ước xóa bỏ lao động cưỡng bức
Phần thi thực hành nghề mộc tại phân trại số 1

Với 458/460 đại biểu tán thành, Việt Nam sẽ áp dụng trực tiếp toàn bộ nội dung của Công ước số 105. Quốc hội giao Chính phủ hoàn thành thủ tục đối ngoại gia nhập và thông báo thời điểm công ước có hiệu lực; triển khai kế hoạch thực hiện công ước và phổ biến nội dung đến doanh nghiệp, người dân.

Trước đó, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu đọc báo cáo giải trình, tiếp thu của Thường vụ Quốc hội, nhấn mạnh các đại biểu đều nhất trí cần thiết gia nhập công ước này bởi phù hợp với đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế của Việt Nam.

“Việc gia nhập công ước vào thời điểm này là thận trọng, phù hợp với quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, vì lợi ích quốc gia, thực hiện chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, không chấp nhận cưỡng bức, bóc lột lao động”, ông Giàu nói.

Việt Nam gia nhập công ước xóa bỏ lao động cưỡng bức
Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết gia nhập công ước về xoá bỏ lao động cưỡng bức, sáng 8/6. Ảnh: Hoàng Phong 

Hội nghị toàn thể Tổ chức Lao động quốc tế tại Geneva năm 1957 đã thông qua Công ước về xoá bỏ lao động cưỡng bức.

Mọi thành viên của tổ chức phê chuẩn công ước này cam kết cấm lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; không sử dụng lao động cưỡng bức như biện pháp cưỡng chế hay giáo dục chính trị, trừng phạt những người có ý kiến chống đối.

Công ước cũng nêu, các nước không dùng lao động cưỡng bức như biện pháp huy động nhân công vào mục đích phát triển kinh tế; kỷ luật lao động; trừng phạt người tham gia đình công; phân biệt đối xử về chủng tộc, xã hội, dân tộc hoặc tôn giáo.

Viết Tuân/VNN


Nguồn: Cánh cò

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
52SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG