33 C
Hanoi
Thứ Bảy, Tháng Năm 4, 2024

Vụ 39 người: Đừng đổ thừa mọi thứ cho sự nghèo

Trong vô vàn những lí do chỉ ra khiến những không ít người ra đi đến các quốc gia giàu có để mưu sinh sau vụ 39 người nghi công dân VN tử nạn tại Anh Quốc thì lí do đất nước nghèo được nói khá nhiều. Nó cũng nhanh chóng trở thành câu cửa miệng của những kẻ vốn chán ghét chế độ mà sinh lòng khinh khi, nay được nước tấn công chế độ nhân chuyện này!

Vụ 39 người: Đừng đổ thừa mọi thứ cho sự nghèo Hiện trường vụ việc 39 người chết trên một contener tại Anh (Nguồn: FB).

Và cũng từ sự nghèo ấy, câu chuyện tiếp tục được mở xẻ và vấn đề thể chế tiếp tục được đề cập đến với tư cách nguyên nhân sâu xa của những cái chết tức tưởi và thương tâm ấy! Mặc dù đã có nhiều luận cứ được chỉ ra để nói với những người này, cái nghèo và bản chất của chế độ chỉ là cái cớ, chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp khiến một bộ phận người Việt đang chấp nhận rủi ro để đi tìm những chân trời mới. Rằng, xuất khẩu lao động hợp pháp là một chính sách lớn mà những nước đang ở ngưỡng trung bình, đang phát triển như chúng ta phải thực hiện để có cơ may tiến lên trong bối cảnh hiện tại… Nhưng xem chừng một khi đã là cái cớ thì họ sẽ sử dụng cho hết công suất, đạt được mục tiêu thì mới thôi! Trong khuôn khổ Entry ngắn này, blog Việt Nam mới cũng không ngoài đưa thêm một luận chứng để phủ định những thứ luận điệu dòi bọ nhằm vào chế độ, nhà nước kia, để những ai quan tâm tới vụ việc 39 người hiểu rằng, đơn giản nếu đúng tất cả nạn nhân trong vụ việc là người Vn thì đó thực sự là một tai nạn, một sự cố không hẳn đã do những nguyên nhân từ chính thể chế và sự nghèo mà chúng ta đang có… Nó đơn giản là một trào lưu mà bất cứ ai khi đeo đẳng nó đều phải đối diện với những nguy cơ có tính nhãn tiền… Theo đó, trong một bài viết mới đây trên trang cá nhân của mình, người Việt kiều Đức hiện đang công tác tại một cơ quan thuộc Chính phủ ĐỨc Hồ Ngọc Thắng đã chỉ ra rằng: Dù là một Quốc gia hùng mạnh, là thành viên trụ cột làm nên sức mạnh của EU – nhưng hàng năm nước Đức vẫn chứng kiến không ít sự ra đi của công dân nước mìn tới những miền đất khác lên đến con số hàng trăm ngàn… bất chấp kinh tế Đức tiếp tục thăng tiến, môi trường và các vấn đề an sinh xã hội không ngừng được nâng cao… “Sau vụ 39 người chết ở Anh chưa rõ có bao nhiêu nạn nhân mang quốc tịch Việt Nam, đám „dân chửi“ lại to mồm lại gào thét đổ lỗi cho “nhà nước cộng sản“. Trong hàng ngũ của bọn „khố rách áo ôm“ về nhân cách đó có cả một số vị là nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, trí thức – những kẻ thường xuyên truyền bá cho cái gọi là „giá trị phương Tây“ – không biết hay cố tình phớt lờ một thực tế: CHLB Đức, nhà nước tư bản giàu có, hiện đại cũng không thể ngăn cản hàng trăm nghìn công dân Đức bỏ quê hương ra nước ngoài làm ăn sinh sống mỗi năm.

Theo con số chính thức trong quãng thời gian từ 1991 đến 2015 có 3.287.717 người Đức ra nước ngoài làm ăn, sinh sống. Dưới đây là con số tính theo theo từng năm:

1991: 98.915, 1992: 782.071, 1993: 104.653, 1994: 138.280, 1995: 130.672, 1996: 118.430, 1997: 109.903, 1998: 116.403, 1999: 116.410, 2000: 111.244, 2001: 109.507, 2002: 117.683, 2003: 127.267, 2004: 150.667, 2005: 144.815, 2006: 155.290, 2007: 161.105, 2008: 174.759, 2009: 154.988, 2010: 141.000, 2011: 140.132, 2012: 133.232, 2013: 140.282, 2014: 148.636, 2015: 138.273. Con số trung bình mỗi năm: 131.509.

Nguồn: https://de.wikipedia.org/wiki/Wanderungsbilanz…“. Chưa hết, dẫn về kết quả khảo sát từ trang mạng, tạp chí tại Đức về lý do tại sao hơn một nửa người Đức muốn di cư, Việt kiều này cho biết: “68 phần trăm số người được hỏi mong đợi một công việc tốt hơn và kiếm nhiều tiền hơn ở nước ngoài. 38 phần trăm nói rằng gánh nặng thuế cao là một lý do để rời khỏi đất nước, 31 phần trăm cảm thấy bị làm phiền bởi bộ máy quan liêu.

Độ tuổi trung bình là 32 tuổi. Họ là các bác sĩ và kỹ sư trẻ, các nhà khoa học và công nhân lành nghề, thợ thủ công, kỹ thuật viên và nhà cung cấp dịch vụ đầy tham vọng. Theo OECD, hiện tại không có nhà nước nào khác mất nhiều người tốt nghiệp đại học như thế.”

Nguồn: https://www.cicero.de/wirtschaft/die-elite-sieht-rot/39028“. Như vậy, nghèo không hẳn là lí do khiến công dân nước này ra đi và chấp nhận những cuộc sống mới mà có đến hàng tá lí do cho sự ra đi. Ra đi để thay đổi; ra đi để được trải nghiệm hoặc vì không bằng lòng bởi một điều gì đó, dù điều đó không hề lớn, thậm chí rất nhỏ nhoi và vô nghĩa lý… Cho nên cái sự nghèo ấy chỉ là 1 lí do trong vô vàn những lí do được nói đến và nó chưa bao giờ là trung tâm cho bất cứ sự ra đi nào. Bởi nếu có thì có lẽ đến bây giờ không chỉ là VN mà những quốc gia có mức sống trung bình đã ra đi và thực tế là những người Vn ra nước ngoài mưu sinh chiếm con số rất ít so với số lượng người VN hiện nay! Những con số được nói đến ở Đức vì thế đã trực tiếp tố cáo những kẻ đang nhân danh cái nghèo để bỉ bôi chế độ trong sự việc được nói đến! Và xin thưa rằng, chỉ vì nghèo mà bỏ quê hương, chối bỏ Tổ quốc thì những người đó không xứng đáng, không biết thế nào là lòng yêu quê hương; chúng ta chỉ trân trọng những người ra đi để khi trở về dùng cái vốn liếng, cái học được để xây dựng quê hương mới thực sự là điều đáng quý, đáng được trân trọng!

An Chiến

Nguồn: Việt Nam mới

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
52SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG