26 C
Hanoi
Thứ Năm, Tháng Năm 9, 2024

Quay phim, chụp ảnh, ghi âm của công dân hướng đến mục đích gì?

Vấn đề này được đặt ra sau khi qua nhiều thông tin, các cơ quan tiếp công dân tại Hà Nội cho biết: Hiện tại hầu hết các cơ quan tiếp dân của Hà Nội đều đã lắp đặt, vận hành các thiết bị ghi âm, ghi hình với mục đích (1) quản lý, giám sát cán bộ tiếp dân cũng như công dân đến làm việc; (2) ghi lại, lưu giữ thông tin phục vụ lâu dài và (3) đề phòng những trường hợp công dân có hành vi xấu, hành vi thiếu chuẩn mực, hay những kẻ đến Trụ sở tiếp dân với mục đích gây rối.

Quay phim, chụp ảnh, ghi âm của công dân hướng đến mục đích gì?

Với những mục đích được chỉ ra thì việc quay phim, chụp ảnh, ghi âm của đại diện cơ quan tiếp dân tại Hà Nội cũng đã phục vụ việc giám sát của công dân. Còn cơ chế thì khi có nhu cầu, thấy cần thiết thì công dân có thể đề nghị trích xuất và phục vụ những thông tin, tư liệu thu được để khiếu nại, tố cáo… Vậy thì liệu rằng, công dân khi quay phim, chụp ảnh, ghi âm có thừa không khi đã có những thông tin được quay thường xuyên của cơ quan tiếp dân?

Câu trả lời là không? Bởi không có điều gì là thừa thãi. Nó là kênh thông tin để kiểm chứng, đối chiếu và để sử dụng luôn nếu cần thiết. Nhưng xem chừng vấn đề không chỉ có chừng ấy thôi. Mà trước những hệ lụy của việc sử dụng thông tin quay phim, chụp ảnh, ghi âm của công dân vào các mục đích khác nhau, trong khi cơ quan tiếp dân hoàn toàn không thể chi phối, kiểm soát được vấn đề này.

Thực tế đã có không ít những trường hợp, nhân danh quyền công dân đã thực hiện việc quay phim, chụp ảnh, ghi âm nhưng lại sử dụng nó vào các mục đích xấu, hướng đến đe dọa, ảnh hưởng tới danh dự, quyền lợi của người, cơ quan tiếp dân.

Đồng ý người tiếp dân là đại diện cho cơ quan nhà nước nhưng ngoài vai trò đó thì họ cũng là công dân. Mà đã là công dân thì khi chiếu theo luật, họ hoàn toàn có những quyền lợi tương tự mà bất cứ công dân nào cũng được có. Có chăng, tư cách công dân của họ có phần hơi đặc biệt, họ vừa đại diện cho nhà nước nhưng hơn hết, họ cũng có những quyền lợi của mình. Do đó, họ cũng phải được bảo vệ bởi những cơ chế riêng.

Và trong trường này trên cơ sở quán triệt chỉ đạo của thủ tướng về việc thực hiện ghi âm, ghi hình để thực hiện việc giám sát và xử lý khi có sai phạm và đảm bảo cho nền tư pháp, tiếp công dân thực sự liêm chính, minh bạch, công khai và vì dân. Đồng thời đảm bảo hài hòa quyền lợi của hai chủ thể trực tiếp trong quá trình tiếp dân, Quy định 12 của UBND Tp Hà Nội đã yêu cầu việc thực hiện của công dân trong việc quay phim, chụp ảnh, ghi âm tại trụ sở tiếp dân cần có ý kiến của người đứng ra tiếp dân.

Đương nhiên, khi không cho phép việc quay phim, chụp ảnh, ghi âm thì đại diện cơ quan tiếp dân sẽ phải lên tiếng giải thích; nếu không thỏa mãn thì công dân hoàn toàn có phản ánh và khiếu nại đến cấp cao hơn, đến khi thỏa mãn.

Từ sự phân tích có thể thấy: Quy định 12 của UBND tp Hà Nội về nội quy tiếp dân là một sự vận dụng hết sức sáng tạo của Hà Nội. Họ vừa khuyến khích người dân thực hiện việc giám sát của mình thông qua việc quay phim, chụp ảnh, ghi âm. Nhưng, ý thức được quyền lợi của những công dân đặc  biệt (người tiếp dân), Hà Nội đã vận dụng và sự vận dụng được chỉ ra hoàn toàn đúng luật, có giá trị thực thi cao.

Và với quy định này, Hà Nội đang hướng đến sự văn hóa trong tiếp dân. Ở đó, quyền lợi của công dân được tuyệt đối đảm bảo và cũng tạo điều kiện tạo ra sự tương tác giữa công dân và người tiếp dân. Mọi thứ sẽ được giải quyết và đi kèm theo đó là sự gắn kết. Đấy cũng là yếu tố thiếu trong hoạt động tiếp dân và khiến cho hoạt động này khô cứng, mang nặng tính hành chính và dễ tạo ra sự mặc cảm không cần thiết.

Nguồn: Mõ làng

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
52SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG