20 C
Hanoi
Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

Kỳ lạ Quốc ca Việt Nam bị cấm phát trong trận bóng giữa Việt Nam – Lào

Nhiều người theo dõi trận đấu giữa Việt Nam – Lào trong giải AFF Cup 2020 trên sân Bishan không khỏi bất ngờ khi không thể nghe Quốc ca Việt Nam.

Được biết bài hát “Tiến quân ca”- “Quốc ca” đã được cố nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân và Tổ quốc xem như thuộc về Nhà nước, thuộc về Nhân dân rồi nhưng vẫn phải tắt tiếng vì lý do ‘bản quyền’.

Đơn vị giữ bản quyền AFF Cup, Next Media, lý giải sự việc với dòng chữ ghi trên màn hình: “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị khán giả thông cảm”.

Đây không phải sự việc mới diễn ra. Hồi giữa tháng 11, dư luận từng bức xúc khi ca khúc “Tiến quân ca” bị đánh bản quyền dù tác giả, cố nghệ sĩ Văn Cao, đã hiến tặng cho Nhân dân và Tổ quốc Việt Nam.

Kỳ lạ Quốc ca Việt Nam bị cấm phát trong trận bóng giữa Việt Nam – Lào
Hai đội tuyển Việt Nam – Lào chuẩn bị nghi thức chào cờ.

BH Media là đơn vị đứng ra đăng ký sở hữu bản quyền ca khúc “Tiến quân ca” và liên tục báo cáo cũng như xóa các video có ca khúc này trên nền tảng YouTube.

Để tránh việc video bị báo cáo sai phạm và gỡ khỏi nền tảng Youtube, phía Next Media đã chủ động tắt tiếng khi ĐT Việt Nam hát quốc ca. Tuy nhiên, nếu theo dõi trận đấu trên sóng truyền hình, CĐV vẫn có thể nghe rõ ca khúc của cố nhạc sĩ Văn Cao.

Sở dĩ BH Media có thể nhận là đơn vị sở hữu bản quyền ca khúc “Tiến quân ca” là bởi công ty này đã đăng ký sở hữu nhiều tác phẩm qua hệ thống Content ID – một hệ thống tự động có thể mở rộng của YouTube.

Hệ thống này cho phép chủ sở hữu bản quyền phát hiện ra những video trên YouTube có chứa nội dung thuộc quyền sở hữu của họ. Đây cũng là công cụ để chủ sở hữu bảo vệ bản quyền sản phẩm của mình cũng như thu tiền quảng cáo từ Youtube.

Trước đó , Báo điện tử VTV và chương trình Chuyển Động 24h đã lên án việc đơn vị truyền thông BH Media đã nắm giữ bản quyền nhiều ca khúc trái phép. Đặc biệt, trong số đó là Quốc Ca Việt Nam – Tiến Quân Ca.

BH Media ngang nhiên “nhận vơ” bản quyền sở hữu. Chương trình nêu rõ: “Ca khúc Tiến Quân Ca – bài Quốc ca đã được gia đình nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân, hiến tặng cho Tổ quốc, thế nhưng lại bị BH Media xác nhận sở hữu bản quyền.

Còn phía BH Media cho rằng, họ đăng ký bản quyền với bản ghi bài Tiến quân ca do Hồ Gươm Audio thưjc hiện.

Kỳ lạ Quốc ca Việt Nam bị cấm phát trong trận bóng giữa Việt Nam – Lào
Lễ chào cờ hát Quốc ca của các cầu thủ đội Tuyển Việt Nam bị tắt âm thanh vì lý do bản quyền.

Trao đổi về việc ca khúc “Tiến Quân Ca” bị phía BH Media đánh bản quyền, nhạc sĩ Văn Thao, con trai của cố nhạc sĩ Văn Cao, đại diện gia đình, cho biết: “Gia đình đã giao bản quyền và toàn bộ quyền cho Nhà nước. Vấn đề này thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Bản quyền của Nhà nước cần có ý kiến chứ gia đình đã trao tặng toàn bộ ca khúc, xem như thuộc về Nhà nước, thuộc về Nhân dân rồi. Về bản quyền tác giả thì tôi nghĩ không thu tiền ca khúc ấy vì ca khúc ấy đã thuộc toàn quyền của Nhà nước”.

Tháng 8-2015, nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, từng đề xuất thu phí bản quyền khi được sử dụng ca khúc “Tiến quân ca” để biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật và tạo nên luồng ý kiến trái chiều. Ngay sau đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị dừng việc thu tiền bản quyền tác phẩm.

Hiện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao nhiệm vụ là cơ quan quản lý bài “Tiến quân ca” theo quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan về bản quyền.

Trâm Anh


Nguồn: Cánh cò

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
51SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG