20 C
Hanoi
Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

Cảnh giác và tương tác thông minh với những kẻ có ‘dụng ý xấu’ về dịch Covid-19 trên không gian mạng

Trước tình hình dịch Covid – 19 đang “căng như dây đàn” ở nhiều địa phương trong cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ. Thành phố Hà Nội cũng quyết định thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ bắt đầu từ 6 giờ ngày 24 – 7. Đất nước đang khó khăn, thách thức từ nhiều phía, chỉ cần một hành động nhỏ của một người “sai một ly” khi tương tác với thông tin giả tạo, xấu độc trên không gian đều ảnh hưởng và sẽ đẩy công tác phòng, chống dịch “đi một dặm”. Vì, thứ “tin tặc” đó còn nguy hiểm hơn gấp trăm, ngàn lần virut corona, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi người và cộng động xã hội. Chính vì vậy, mỗi người dân Việt Nam khi tương tác với mạng xã hội cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tỉnh táo và biết xử lý một cách thông minh với thông tin xấu độc – “tin tặc” trên không gian mạng. Đừng để phút, giây “tích tắc” bồng bột, không suy xét của mình gây thêm căng thẳng, hoang mang đến xã hội và làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ, trách nhiệm, thành quả phòng, chống covid – 19 của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta thời gian qua.

Lướt Web, xem thông tin trên mạng là nhu cầu tất yếu của cuộc sống, đôi khi trở thành nơi chia sẻ cuộc sống của mỗi người. Ở nhà mùa dịch, nhu cầu chia sẻ thông tin của người dân càng tăng cao. Vì vậy, hình ảnh một cô gái nọ khoe được bố là Giám đốc Hợp tác xã Môi trường Phú Nhuận ký, đóng dấu lên tờ giấy thông hành, đi lại tự do, khoe lên mạng xã hội. Cô gái kia khoe được chọn loại vắc-xin để tiêm mà không cần đăng ký… nhanh chóng trở thành tiêu điểm, “hiện tượng” bàn tán xôn xao trên mạng xã hội. Đây là những màn “khoe” tất yếu của cuộc sống. Song, đặt nó ở thời khắc cả nước đang gồng mình “chống dịch như chống giặc”, thì sự khoe khoang đó đã tác động không nhỏ đến tâm lý người dân, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch “bẻ cong ngòi bút”, nói xấu Đảng, Nhà nước về “mất dân chủ, không công bằng…” giữa lời nói và hành động!

Cảnh giác và tương tác thông minh với những kẻ có ‘dụng ý xấu’ về dịch Covid-19 trên không gian mạng

RFA ‘nhanh chân’ để loan tải những ‘thông tin có tính chất quy chụp’

Làn sóng dịch Covid – 19 lần thứ 4 bùng phát, đã làm nạn tin giả trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết! Nhiều tin giả đã được phát tán tràn lan, gây bức xúc dư luận xã hội. Điển hình, trên mạng xuất hiện và lan truyền hình ảnh một người đàn ông tự thiêu trên địa bàn phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh kèm theo những bình luận “bức xúc về cách chống dịch Covid – 19, người dân phẫn uất, bức bách tự thiêu”. Qua xác minh, cơ quan an ninh đã phát hiện người đưa tin thất thiết ấy là facebooker Điệp Anh. Tài khoản này muốn bịa đặt chuyện nhằm xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều đó chứng minh, đây là hành vi xuyên tạc, bịa đặt có chủ đích, thể hiện động cơ, ý đồ xấu.

Thêm vào đó, lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam, các thế lực thù địch đã tung tin thất thiệt, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam đã “vỡ trận”… hoặc chúng đã tạo ra các chùm tin nhắn của bác sĩ, cán bộ UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Thành phố Hồ Chí Minh không còn kiểm soát, không khống chế được đại dịch Covid -19; dịch bệnh ở đây không thua Ấn Độ và hai tuần nữa sẽ rất thê thảm sắp giống Ấn Độ… Sự tinh vi, xảo quyệt tung tin thất thiệt trên, rất nhiều người dân đã mắc bẫy, đổ xô đi mua tích trữ hàng hóa, khiến tình hình trở nên phức tạp, khan hiếm hàng hóa cục bộ.

Trên các trang mạng được phát tán tràn lan nhiều thông tin xấu độc cùng số lượng lớn các video “tự phát” kêu cứu của người dân từ các khu cách ly như đi “tỵ nạn”, những cái chết trong nhà trọ; nhiều thi thể bày la liệt ở đâu đó… nhưng lại được cắt ghép, ghi chú đó là Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh. Các đối tượng tung tin giả thường cắt ghép hình ảnh để xuyên tạc sự thật về tình hình dịch bệnh, nhằm gây hoang mang, tâm lý bất ổn, hoảng loạn trong nhân dân, dẫn đến mất niềm tin vào các chủ trương, đường lối trong công tác phòng, chống dịch của Đảng, Nhà nước ta. Đây là loại thông tin tuyên truyền, kích động chống phá Đảng, Nhà nước ta, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các thông tin xấu, độc – “tin tặc” nếu không được chấn chỉnh, xử lý kịp thời sẽ có tác động tiêu cực rất lớn, làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội, gây mất niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước ta.

Đặc biệt, kẻ thù trong bóng tối đang tiếp tục sử dụng chiêu bài “nội công, ngoại kích” để chống phá công tác phòng, chống dịch bệnh Covid – 19. Vì vậy, làn sóng bùng phát đại dịch lần thứ 4 cũng chính là cơ hội tốt, “mảnh đất màu mỡ” để chúng xuyên tạc, bịa đặt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, âm mưu phá hoại đất nước ta. Một chủ tài khoản facebooker xuyên tạc phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Ðức Ðam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid – 19 để đưa ra những thông tin suy diễn vô căn cứ, khiến người đọc hoảng sợ như: “dịch bùng ra một cái, chắc chắn Việt Nam sẽ bứt lên Top 1 ngay”;  “không có việc Nhà nước lo và ra viện được tặng hoa nữa đâu”; “Hà Nội 11 triệu dân chỉ có khoảng 300 cái (máy thở)”… Những thông tin trên được chia sẻ với tốc độ chóng mặt, gây ra những phản ứng tiêu cực trong cộng đồng mạng, gây hoang mang trong nhân dân. Nguy hiểm hơn lại có những đối tượng chống đối, được hà hơi tiếp sức của các thế lực thù địch, kêu gọi dân chúng biểu tình, gây rối trật tự hòng phá việc thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, phá hoại sự bình ổn và đời sống vốn đang rất khó khăn của nhân dân. Chúng muốn tạo ra sự hỗn loạn để làm cuộc bạo loạn trên đất nước ta…

Có thể thấy rằng sự xuất hiện, lan truyền các tin giả đã và đang tác động không nhỏ đến tâm lý, đời sống cộng đồng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay. Sự hoảng hốt, lo sợ thái quá dễ gây phản ứng dây chuyền, không đáng có, nguy cơ gây mất kiểm soát và có thể dẫn đến những hậu quả rất khó lường. Thực tế thời gian qua đã chứng minh, vì những thông tin thiếu chính xác mà không ít tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Vì vậy, trước khi tiếp cận với những thông tin trên mạng, người dân cần phải hết sức bình tĩnh, thông minh khi tương tác, đề cao tinh thần hợp tác với chính quyền và cơ quan chức năng. Mỗi người dân nên tuân thủ các quy định: khai báo y tế, thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tụ tập đông người. Người dân cũng cần tỉnh táo, thận trọng khi tiếp nhận các thông tin trên mạng xã hội, đặc biệt, tuyệt đối không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng.

Trước yêu cầu cấp thiết chống dịch Covid – 19 đặt ra và hạn chế đến mức thấp nhất có thể nguồn “tin tặc” ảnh hưởng đến đời sống xã hội, các cấp có thẩm quyền căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình chủ động thực hiện nghiêm Nghị quyết 78/NQ-CP, ngày 23/7/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông: cử người phát ngôn, chủ động cung cấp thông tin, trong mọi tình huống bảo đảm thông tin được cung cấp nhanh nhất, không bị động, bất ngờ; tuân thủ kỷ luật phát ngôn, thống nhất đầu mối phát ngôn, tránh tình trạng cùng một sự việc nhưng các ngành, địa phương lại phát ngôn không thống nhất dẫn tới việc bị suy diễn, xuyên tạc. Khi phát hiện tin giả, sai sự thật, cần chỉ đạo lực lượng công an, các lực lượng có liên quan kịp thời xác minh đối tượng phát tán tin giả, phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông để thẩm định nguồn tin, công bố, cảnh báo tin giả, sai sự thật; chủ động xử lý nghiêm các đối tượng phát tán thông tin vi phạm pháp luật trên địa bàn.

Đồng thời, thực hiện Nghị định 174/2013/NĐ-CP đối với hành vi tung tin đồn thất thiệt trên mạng, gây kích động dư luận, gây hoang mang tinh thần người dân, ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội… có thể bị phạt từ 10-100 triệu đồng. Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi người tung tin đồn thất thiệt lên các trang mạng xã hội có thể bị xử lý hình sự về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” theo quy định tại điều 288 Bộ Luật Hình sự 2015, có thể bị phạt tù từ 3 tháng – 7 năm tù…

Cùng với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dùng các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới và cả những đối tượng sử dụng các nền tảng, để người dân có thay đổi về nhận thức, một khi viết gì, đăng tải gì trên không gian mạng cần cẩn trọng hơn.

Có thể khẳng định tin giả, tin đồn sai sự thật là tội ác vì có thể gây ra những hậu quả khó lường, làm đảo lộn đời sống người dân, gây sợ hãi, lo lắng trong cộng đồng. Đó cũng là một loại virus cần nhanh chóng “khoanh vùng, truy vết” và xử lý bằng sự nghiêm minh của luật pháp. Thêm nữa, mỗi người dân cần phải hình thành bộ lọc thông tin cho chính mình khi tiếp nhận những thông tin trên mạng xã hội. Không vội like, share các nội dung thông tin không được phát đi chính thống từ cơ quan nhà nước, báo chí… Cơ quan báo, đài cũng nên thường xuyên cập nhật tin tốt để cân bằng nỗi lo dịch bệnh của người dân; có các chương trình, nội dung hướng dẫn người dân nhận diện tin giả, chuyển hóa những năng lượng tiêu cực do bị hạn chế di chuyển trong mùa dịch… Trên báo đài thường xuyên có thông tin, hình ảnh lãnh đạo thành phố và phát ngôn chính thức của lãnh đạo sẽ giúp người dân thêm yên tâm, đồng lòng chống dịch.

Tuy vậy, bên cạnh các công cụ pháp luật trên, giải pháp hữu hiệu nhất để hạn chế thấp nhất sự xâm nhập của “tin tặc” vào đời sống xã hội, đó là, nâng cao ý thức của các cấp, ngành, doanh nghiệp, đặc biệt là nhận thức và cảnh giác của người sử dụng và tiếp cận thông tin. Đây là nhân tố quan trọng nhất, quyết định trực tiếp đến nền tảng của xã hội. Bởi, chỉ khi nào mỗi người sử dụng, tương tác trên không gian mạng nhận thức đúng đắn sự kiện, vấn đề và tự giác dùng mạng xã hội một cách văn minh, mới đẩy lùi được thông tin xấu độc, thông tin sai lệch. Đó cũng chính là biện pháp tối ưu nhất để chống lại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.

Dự báo cuộc chiến với Covid-19 còn dài và gian nan trong thời gian tới, mỗi người cần chuẩn bị tâm thế vững vàng, đừng để những thông tin bất lợi, giả mạo, xuyên tạc – “tin tặc”… gây hại cho mình, cho xã hội, ảnh hưởng đến nỗ lực chung của các cấp, các ngành, nhất là những cán bộ, chiến sĩ, y – bác sĩ, tình nguyện viên nơi tuyến đầu chống dịch Covid – 19. Bên cạnh đó, mỗi người dân Việt Nam hãy ở yên trong nhà hoặc xắn tay đóng góp tài lực, vật lực để chiến thắng Covid-19, đồng thời, cùng nhau nêu cao cảnh và có cách hành xử thông minh với “tin tặc”, cần kiên quyết đấu tranh, đưa ra ánh sáng và xử lý nghiêm, đúng người, đúng tội  những đối tượng đưa thông tin giả, thông tin sai sự thật, góp phần chung sức đồng lòng cùng cả nước đánh bay dịch bệnh Covid – 19.

Phạm Nhung

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
51SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG