18 C
Hanoi
Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

Vết trượt dài của GS Nguyễn Đình Cống

Khi một sự kiện chính trị nào sắp diễn ra thì các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để chống phá. Đâu đó các nhà mang danh dân chủ (từ trong nước đến tận trời Tây) cũng tìm cách xuyên tạc rất nhiệt tình. Và cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội sẽ diễn ra vào 2/5/2021 sắp tới đang là tâm điểm của sự soi mói, chống phá.

Vết trượt dài của GS Nguyễn Đình Cống

“Chương trình ứng cử ĐBQH” của Giáo sư “trở cờ” Nguyễn Đình Cống.

Việt Tân cổ súy cho vị Giáo sư “trở cờ”

Có nhiều quan điểm thuận và trái chiều liên quan đến cuộc bầu cử. Trong đó, có một bộ phận họ từng là những tri thức giỏi, đáng kính nhưng lại “không biết vì lý do gì” lại “trở cờ”, sẵn sàng xuyên tạc những chủ trương, chính sách của đất nước. Đáng trách hơn, họ là người được sống dưới mái nhà xã hội chủ nghĩa, được Nhà nước cho đi du học để về góp sức cho quê hương, đất nước. Người mà tôi muốn đề cập đến ở đây là GS.TS Nguyễn Đình Cống.

Liên quan đến cuộc Bầu cử Đại biểu Quốc hội, vừa qua tổ chức Việt Tân đã đăng tải bài viết “Sang tháng sẽ là kỳ bầu Đại biểu Quốc hội” của người từng được gọi là GS.TS Nguyễn Đình Cống. Chuyện là, Nhà nước có chủ trương cơ cấu từ 25 đến 50 người ngoài đảng vào Quốc hội. Nên vị Giáo sư này vận động nhân dân tự ứng cử vào Quốc hội. Với lời kêu gọi: “Bạn có trí tuệ, có đạo đức và dũng cảm, hãy thể hiện lòng yêu nước yêu dân bằng cách tham gia vào việc tạo lập một Quốc hội thực sự đại diện cho dân”.

Song song, để hưởng ứng chủ trương này, ông Nguyễn Đình Cống cũng đã chuẩn bị hồ sơ để nộp ứng cử, mà trước hết là ông đã “nộp trên mạng xã hội cá nhân” với những bài viết, quan điểm về bầu cử rất mang tính một “đại biểu”. Tiếc một điều là, lời của ông ta trong các bài viết đó lại trắng trợn xuyên tạc sự thật, mang hơi hướng của các nhà “dân chủ” chính hiệu.

Chẳng hạn, khi ông nói về những quy trình của cuộc bầu cử, về sự tồn tại của Quốc hội như là một “bù nhìn” vì có Đảng chỉ bảo hết, rằng: “Một thực tế không thể phủ nhận là Quốc hội vẫn tồn tại và hoạt động. Nó đang bị lợi dụng với khá nhiều đại biểu thiếu năng lực, kém phẩm chất, chỉ làm tốt vai trò nghị gật. Đảng muốn thế nhưng dân không muốn thế, vậy dân phải làm như thế nào?”

Còn với người ngoài Đảng tự ứng cử thì sao? Ông ta đã lấy một số “tấm gương” được gọi là điển hình của làng “dân chủ” như Nguyễn Quang A, Luân Lê, Xuân Khoa – những người “tự ứng cử” năm 2016 – để cổ súy cho cái “phong trào” dân chủ, tự ứng cử đại biểu.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống nêu quan điểm: “Rất nhiều khó khăn phải vượt qua mà khả năng trúng cử chỉ dưới 1%. Vất vả cho bản thân nhưng sẽ có ích cho công cuộc dân chủ hóa đất nước bằng biện pháp hòa bình. Khi bạn bị ngăn cản, bị loại bỏ bằng những thủ đoạn đê hèn thì vẫn có lợi cho công cuộc đấu tranh vì dân chủ hóa, nó tăng thêm chứng cứ để nhiều người hiểu rõ hơn thủ đoạn của nhà cầm quyền, góp phần đánh tan sự mê muội của một tầng lớp người bị tẩy não, bị nhồi sọ….”

Thế nhưng, chúng ta cần phải thẳng thắn với nhau một điều là, dù họ từng là những người có “tên tuổi”, nhưng vì những lý do và động cơ cá nhân, một số cây bút không giữ vững chính lập trường, tư tưởng, con đường mà mình đã tin và đi theo, dần dần ngả bút, có lời nói, hành động…có nội dung ngược lại với con đường cách mạng của dân tộc.

Nói cách khác, những người như Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Quang A… đã tự tách mình ra khỏi dòng thời cuộc, từ bỏ, phỉ báng chính con đường mình đã lăn lộn quá nửa đời người để đi theo quan điểm, tư tưởng mà họ coi là “tự do”, “dân chủ”. Nguy hiểm ở chỗ, một người có học thức, có ảnh hưởng, việc dùng những câu từ hoa mỹ, to tát để đánh lừa, lôi kéo dư luận vào vòng xoáy quan điểm lệch lạc, đối với ông ta lại quá dễ dàng như trở bàn tay. Thế nên, tổ chức chống phá như Việt Tân mới “nhiệt tình” cổ súy, “đưa đường” cho những cá nhân như thế dấn thân vào sai lầm, tội lỗi.

Từ người đáng kính đến kẻ “trở cờ”

Hẳn ai cũng biết Giáo sư Nguyễn Đình Cống được sinh ra và lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Những năm đất nước còn khó khăn, trong khi lớp lớp thanh niên xung trận, hy sinh biết bao xương máu, không tiếc thân mình vì sự nghiệp thống nhất đất nước, thì ông Cống được Đảng, Nhà nước ưu ái tạo điều kiện du học tại Liên Xô, trở thành một trong những Tiến sĩ đầu ngành.

Bao nhiêu năm đứng trên bục giảng trường Đại học Xây dựng, bao thế hệ sinh viên được ông dẫn dắt ra trường và trở thành những người thành đạt. Còn đối với ông Giáo sư, ở tuổi đã xế chiều, được hưởng chế độ hưu trí, học vấn đủ đầy; công danh, sự nghiệp khó ai sánh bằng. Vậy tại sao ông không trân trọng những gì mà đất nước đã ưu ái cho mình, lại quay ra phản bội lại lý tưởng một thời ông theo đuổi, phản bội lại chính quê hương đã nuôi dưỡng và cho ông tất cả vinh quang trong cuộc đời? Và khi vị Giáo sư đức cao vọng trọng đó công khai trên mạng xã hội với cái gọi là thông báo từ bỏ Đảng” đúng ngày kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đảng, người đời không khỏi ngỡ ngàng, và thất vọng, trong đó có chính những người học trò được ông ta dẫn dắt. Thật không hiểu “ma đưa lôi quỷ dẫn đường” thế nào mà người thầy đó lại công khai chống Đảng, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, phủ nhận thành quả cách mạng, xuyên tạc sự thật, trở thành kẻ vô ơn bạc nghĩa, làm mất đi hình ảnh của một người thầy đáng kính ngày xưa.

Vết trượt dài của GS Nguyễn Đình Cống

GS.TS Nguyễn Đình Cống: Từ một người đức cao vọng trọng đến kẻ “trở cờ”

Và bây giờ, ngay thời điểm này, xem trên trang mạng cá nhân của ông, có ngập tràn những bài viết không tốt về cuộc bầu cử. Xem lại những bài ông viết thì những người Dân như chúng tôi bị ông coi là một lũ ngu si dốt nát đần độn… chỉ có các ông bà “trí thức” như ông mới là tầng lớp tinh hoa? Lừa gạt ai chứ không lừa được “Dân” theo đúng nghĩa của chữ “Dân” đâu. Xin hỏi trong mắt ông “Dân” là ai vậy? Không lẽ ông coi “Dân” toàn là những người như ông?

Thực tế đó cho thấy những gì Giáo sư Nguyễn Đình Cống viết ra chỉ là sự bịa đặt suy diễn chủ quan, định kiến sai lầm, xuyên tạc bóp méo sự thật. Nhưng dù có xảo biện thế nào, dù có núp dưới cái học hàm Giáo sư mà Việt Nam phong tặng, cũng không thể khỏa lấp những lời dối trá của cá nhân ông Nguyễn Đình Cống nói riêng và nhiều nhà giả danh “dân chủ” khác…

Buồn thay, những người có học, đã từng làm những việc ích nước lợi dân như ông Cống, tiếng thơm muôn đời là lẽ ra là điều tất yếu. Thế nhưng họ lại khom lưng, bám theo các thế lực phản động, làm những việc hại dân hại nước, đi ngược lại lợi ích dân tộc, đất nước.

Có nhiều lý do, động cơ chi phối ngòi bút của họ, trong đó bao gồm cả sự chi phối vật chất và sự bất mãn cá nhân. Đó là sự suy thoái tư tưởng, đánh mất chính mình – điều cốt yếu quy định cốt cách của một người đảng viên. Khi đánh mất chính mình, điều nguy hại là họ dùng sự ảnh hưởng về tên tuổi vốn đã được xã hội thừa nhận trong quá khứ, bằng những quan điểm cá nhân để “bắn” vào hiện tại những bài viết, luận điệu dễ gây nguy hại về tư tưởng cho thế hệ hôm nay.

Có điều, với mạng lưới thông tin rộng rãi và đời sống dân trí cao như hiện nay, vấn đề nhận thức của nhân dân cũng ở một tầm mới cao hơn, không dễ gì bị những luận điệu sai trái “dắt mũi”. Thế nên, mọi sự chống phá, xuyên tạc, phủ nhận thành quả cách mạng chỉ là những “thứ rác rưởi” cần phải loại bỏ mà thôi.

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Sông Trà

Nguồn: Tre làng

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
51SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG