26 C
Hanoi
Thứ Tư, Tháng Năm 8, 2024

“Bầu cử trực tiếp” có đảm bảo dân chủ hơn?

Nhận dịp Đại hội Đảng XIII , trong đó có nội dung bầu cử nhân sự Đảng nhiệm kỳ tiếp theo, các trang tin phi chính thống trên Internet đã xuất hiện một số luồng dư luận kêu gọi bầu trực tiếp lãnh đạo tại các kỳ Đại hội.

Chẳng hạn, trên BBC hôm 13/01, Nguyễn Khắc Giang viết rằng Đảng Cộng sản Việt Nam nên bầu trực tiếp lãnh đạo tại các kỳ Đại hội toàn quốc, tương tự như phương thức đang áp dụng thử nghiệm ở các Đại hội cấp cơ sở và trên cơ sở. Ông Giang giải tích lý do như sau:

“Việc mở rộng ‘cơ sở phiếu’ sẽ khiến việc thao túng phiếu bầu hay áp đặt quan điểm của một số lãnh đạo sẽ khó hơn nhiều, tạo cơ sở cho việc thiết lập một cơ chế trách nhiệm giải trình thực sự cho vị trí lãnh đạo – nếu anh làm không tốt, không đạt được ‘lời hứa tranh cử’ đề ra, thì sẽ không được bầu lại lần nữa.

Các đại biểu ĐH Đảng thực tế đại diện cho từng nhóm lợi ích kinh tế – xã hội của từng ngành, từng địa phương riêng, và để hút phiếu bầu từ họ, các ứng viên sẽ phải thể hiện được năng lực điều hành thực sự, chứ không phải chỉ biết ‘trồng cây gì, nuôi con gì’.

Nhiều lý thuyết gia của ĐCS cho rằng Việt Nam đang cần một ‘Đổi mới 2.0’ – sau 35 năm đổi mới kinh tế, cần đổi mới về mặt chính trị để tạo bệ phóng cho tăng trưởng kinh tế, vốn có dấu hiệu chững lại trong những năm qua. Bầu cử trực tiếp trong Đảng – nếu thực hiện ở cấp tỉnh và trung ương – sẽ là khởi đầu đáng kỳ vọng cho quá trình Đổi mới 2.0 đó.”

Theo chúng tôi thấy, cả hai phương thức bầu cử đều có ưu điểm. Phương thức bầu trực tiếp lãnh đạo tại Đại hội sẽ giúp việc bầu cử diễn ra một cách công bằng hơn, đồng thời hạn chế việc chạy chức chạy quyền và tham nhũng quyền lực. Trong khi đó, phương thức quy hoạch lãnh đạo hiện tại sẽ giúp đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa của đội ngũ lãnh đạo, góp phần đảm bảo ổn định chính trị. Việc chọn phương thức bầu cử không thể dựa trên quyết định chủ quan của cá nhân, mà phải dựa trên hoàn cảnh chính trị, xã hội, được phản ánh thông qua kết quả thăm dò dư luận và quyết định của tập thể. Vì vậy, ông Giang nói đúng khi cho rằng phương thức bầu trực tiếp lãnh đạo tại Đại hội sẽ chưa được áp dụng trong thời gian tới.

Như ông Giang nhận xét, việc trực tiếp bầu lãnh đạo tại các Đại hội cấp cơ sở là một bước cải cách về dân chủ trong sinh hoạt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ý kiến của ông Giang dường như đã phủ nhận quan điểm của giới chống Cộng, rằng sinh hoạt nội bộ của Đảng không có tính dân chủ, hay không thể cải thiện để thích ứng với tình hình trong nước và quốc tế.

Nguồn: Loa phường

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

1 COMMENT

  1. Ở mỗi quốc gia, mỗi chế độ đều có thể chế bầu cử riêng của mình. có nơi thì thấy dân chủ là phải trực tiếp, nhưng có nơi thì gián tiếp và ở đâu cũng có ưu việt riêng. Nhưng cứ nhìn anh bạn Mỹ., anh ấy mang tiếng dân chủ nhưng dân chủ theo kiểu qua phiếu đại cử tri hehe. Chán chết, chán phèo à, nói gì thì nói đừng đem nhau ra so sánh, rất phiến điện.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
52SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG