33 C
Hanoi
Thứ Bảy, Tháng Năm 4, 2024

Thực hư chuyện Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội “chống đối Chỉ thị 16”

Ngày 31/03, nhân việc báo Tuổi Trẻ đưa tin rằng Bộ LĐTBXH kiến nghị đưa gần 8.500 lao động nước ngoài vào Việt Nam, luật sư Lê Ngọc Luân (không phải Lê Luân) viết trên Facebook rằng Bộ đòi đưa người Trung Quốc vào Việt Nam bất chấp Chỉ thị 16 về “thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19”  của Thủ tướng.

Thực hư chuyện Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội “chống đối Chỉ thị 16”

Nhân đó, cùng ngày 31/03, Nguyễn Xuân Diện đòi “đuổi cổ Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung ra khỏi Chính phủ”. Nhiều cá nhân chống đối khác cũng tận dụng vụ việc để công kích Nhà nước.

Ngày 01/04, Tường Lâm (trang tin giả Qdndvn.net) viết rằng “phải chăng” Bộ “có ý đồ phá hoại”, “chống đối” Thủ tướng khi đưa ra kiến nghị này. Cùng ngày 01/04, Lê Ánh (Việt Tân) viết rằng vụ này cho thấy các quan chức trong Chính phủ đang “lợi dụng dịch bệnh để hạ uy tín và triệt hạ lẫn nhau”. Như vậy, sau khi tận dụng tin đồn này để hạ tuy tín cơ quan công quyền, dư luận lề trái đã tiếp tục mượn nó để tung tin về chuyện nội chính.

Tuy nhiên, bài đăng của luật sư Lê Ngọc Luân là thông tin sai lệch trên 2 điểm.

Thứ nhất, Bộ LĐTBXH đưa ra kiến nghị này từ đầu năm, và lần trình văn bản gần nhất là ngày 30/03, tức 1 ngày trước Chỉ thị 16. Vì vậy, Bộ không “chống đối Chỉ thị 16”, và những bình luận vừa nêu chỉ xoay quanh một sự kiện không có thật.

Thứ hai, những người tuyên truyền đã không tính đến thực tế rằng nếu không có chuyên gia nước ngoài, thì nhiều dự án trọng điểm quốc gia và cơ sở sản xuất lớn sẽ không vận hành được, dẫn đến thiệt hại kinh tế cho người dân và tình trạng bất ổn cho an ninh, trật tự xã hội.

Như vậy, luật sư Lê Ngọc luân đã phát tán thông tin sai lệch do nhầm lẫn. Trong khi ông Luân vô ý làm sai thông tin (do sự cẩu thả xuất phát từ định kiến với Trung Quốc và Nhà nước Việt Nam), những người tuyên truyền khác đã cố ý tận dụng thông tin để gây hại cho Nhà nước hoặc lãnh đạo Bộ LĐTBXH. Hành vi đưa tin sai của đa số họ bị chi phối bởi động cơ chính trị, là chống Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, còn có động cơ kinh tế là câu view kiếm tiền (với trường hợp Qdndvn.net).

Sau khi xem xét sự việc, chúng tôi mong giới dân chửi nhớ rằng nghề chửi thuê chỉ chiếm tỉ trọng không lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Trong lúc các nhà dân chửi lên mạng văng tục ăn tiền, thì nhiều người Việt Nam đang làm việc trong những nhà máy có thuê kỹ sư nước ngoài – một hiện tượng rất bình thường trong chuỗi cung ứng thời toàn cầu hóa. Vì vậy, trước khi chửi hoặc tung tin đồn, xin dừng lại để nghĩ đến sinh kế của người dân.

Loa Phường

Nguồn: Loa phường

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
52SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG