23 C
Hanoi
Thứ Năm, Tháng Năm 9, 2024

Tin giả, tội thật

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

Tin giả, tội thậtTin giả liên quan đến bệnh nhân thứ 21

Kể từ khi dịch bệnh Covid 19 bùng phát, bên cạnh việc phòng, chống dịch bệnh, chính quyền, các cơ quan chức năng còn phải thực hiện một công việc khác cũng cấp bách không kém, đó là phòng, chống “đại dịch” tin giả. Nhiều người nói vui rằng, chính quyền và các lực lượng chức năng lúc này đang cùng lúc phải chống 2 đại dịch là đại dịch Covid 19 và “đại dịch” tin giả.

Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid 19, rất nhiều tài khoản trên mạng xã hội đã thường xuyên đăng tải các tin giả, tin chưa được kiểm chứng, tin xuyên tạc nhằm gây sự theo dõi, chú ý của nhiều người, gây hoang mang, dắt mũi dư luận, bôi nhọ, xuyên tạc danh dự, uy tín của những người nhiễm bệnh, thậm chí gắn mác tin giả cho những người nổi tiếng, những người có uy tín, vị thế trong xã hội để tạo vỏ bọc tin cậy cho những tin giả này.

Lướt mạng xã hội, mạng Internet những ngày, chúng ta không khỏi bắt gặp những tin giả kiểu như: “GS. Bách – thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid -19 về tỷ lệ lây lan nhân lên cao cho biết: Chúng ta chỉ có tầm 4 – 6 ngày để nó chuyển giai đoạn từ 30 ca lên mức 100-500 ca! Và khoảng 8 – 12 ngày (sau khi thiết lập mốc 500) để lên mức 1000-5000 ca! Rất cần truyền thông để bà con ở nhà! Hạn chế đi lại 1 tuần để đợt sóng này biểu hiện lâm sàng hết và khoanh lại!!! Rất ngắn ở mức này”; “nữ bệnh nhân thứ 17 (chị N.H.N., sinh năm 1993, đi trên chuyến bay VN0054 từ London về Nội Bài ngày 2-3, trú tại phố Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đã tham dự sự kiện khai trương Uniqlo tại Vincom Phạm Ngọc Thạch và đến một quán bar ở Tạ Hiện trước khi vào cơ sở y tế để cách ly bắt buộc”; “bệnh nhân số 21 (N.Q.T., trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) có “bồ nhí, con riêng”…

Hệ quả của những tin giả này là gì? Những tin giả, tin chưa được kiểm chứng, không đúng sự thật này đã làm một bộ phận người dân vì thiếu cảnh giác mà tin theo, một số người thì hoang mang, lo lắng. Có thể nói, những tin giả kiểu này đã khiến một bộ phận người dân vì thiếu cảnh giác nên đã bị dắt mũi, họ like, share, chia sẻ những thông tin kiểu này tràn ngập trên các trang mạng, dẫn đến tình trạng nhiễu loạn thông tin, gây nên tình trạng hoang mang trong dư luận. Nhiều người đã có những phát ngôn, hành động không đúng khi bị ảnh hưởng bởi những tin giả này.

Thực tế thì, bản thân GS.TS. Trần Xuân Bách, Phó trưởng Bộ môn Kinh tế Y tế (Trường Đại học Y Hà Nội) xác nhận ông không phải là thành viên của Ban chỉ đạo nào và cũng không có phát ngôn “gây sốt” như trên mạng facebook lan truyền. Trong khi đó tham dự sự kiện khai trương Uniqlo tại Vincom Phạm Ngọc Thạch là một người phụ nữ khác đã bị gán ghép cho bệnh nhân thứ 17 và bệnh nhân thứ 17 thì cũng chẳng đến quán bar nào ở phố Tạ Hiện. Đáng buồn thay, có một bạn nữ chết vì viêm cơ tim đã bị những tin đồn là chết do nhiễm Covid 19, khi gia đình tổ chức đám tang cho cô, vì lo sợ dịch Covid 19 mà nhiều bạn bè, người thân đã không dám đến để thắp hương, tiễn đưa cô.

Tin giả, tội thậtTin giả được gắn mác GS Trần Xuân Bách

Trước thực trạng “đại dịch” tin giả đang hoành hành, các cơ quan chức năng có lẽ không thể khoanh tay đứng nhìn. Ngày 11-3, Công an thành phố Hà Nội cho biết liên quan đến việc tung tin đồn thất thiệt về bệnh nhân số 17 nhiễm Covid 19, các đơn vị nghiệp vụ của Công an thành phố Hà Nội đã lập biên bản xử lý 23 trường hợp. Nhiều trường hợp đã bị xử lý nghiêm, đặc biệt theo đại diện của Công an thành phố Hà Nội, cơ quan điều tra có thể sẽ khởi tố, xử lý hình sự đối với người đăng tin giả, tin thất thiệt chứ không chỉ xử lý hành chính.

Mới nhất, ngày ngày 13.3, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an đã phối hợp Công an TP Hà Nội và các đơn vị chức năng nhanh chóng vào cuộc, xác minh, đấu tranh xử lý một số đối tượng đã đăng tải, chia sẻ những thông tin thất thiệt về bệnh nhân số 21. Điển hình như Võ Thị Thanh Thủy ( trú tại quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội), Doãn Thị Kim Phượng (trú tại quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) và Nguyễn Thị Vân (trú tại Đông Anh, TP.Hà Nội). Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận do thiếu hiểu biết nên đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân đăng tải, chia sẻ những thông tin suy diễn, thất thiệt nêu trên, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của ông N.Q.T. Các đối tượng trên đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình, xin gỡ bỏ bài viết trên Facebook cá nhân và cam kết không tái phạm.

Có thể thấy, tin giả nhưng tội thì là thật. Nhiều người đăng tin giả, tin sai sự thật, tin chưa được kiểm chứng về Covid 19 đã bị xử lý. Tuy nhiên, tình trạng đăng tin giả trên mạng vẫn diễn biến rất phức tạp. Bởi vậy, mỗi chúng ta hãy nên cao cảnh giác, hãy là một công dân thông thái, suy nghĩ kỹ càng và trách nhiệm trước khi bấm like, share, chia sẻ những thông tin trên mạng xã hội. Sự cảnh giác và trách nhiệm của chúng ta sẽ góp phần ngăn chặn “đại dịch” tin giả hiện nay. Đó cũng là chúng ta đang góp phần với Chính phủ, Nhà nước phòng, chống đại dịch Covid 19.

Nguồn: Bản tin Dân chủ

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
52SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG