27 C
Hanoi
Thứ Tư, Tháng Năm 8, 2024

Vì sao những bài viết công kích Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 thiếu sức nặng?

Song song với các chiến dịch vận động chính giới nước ngoài, giữa tháng 12/2019, giới chống đối cũng viết một số bài công kích EVFTA trên dư luận phi chính thống Việt Nam. Nổi bật trong số này là các bài của Ca Dao (Lao Động Việt) và Lê Ngọc Anh (hiện làm việc tại Bộ Lao động và Công nghệ tại tiểu bang Washington, Mỹ).

Vì sao những bài viết công kích Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 thiếu sức nặng?

Cụ thể, trong bài viết trên BBC hôm 09/12, Lê Ngọc Anh viết rằng Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 “chỉ có mục đích tạo ấn tượng là Việt Nam đã tuân thủ những đòi hỏi” của CPTPP và EVFTA, “chứ không hẳn là để cải tiến tình trạng của người lao động”, vì 2 lý do.

Thứ nhất, Điều 5.c cho thấy dù Bộ Luật đã nhìn nhận rằng người lao động có quyền thành lập các tổ chức đại diện ở cấp cơ sở, “quyền tập họp (liên kết) thành các liên đoàn, tổng liên đoàn, v.v.. chưa được cho phép cho đến khi công ước 87 được Việt Nam phê chuẩn”.

Thứ hai, Điều 172, 173, 174 quy định rằng các tổ chức của người lao động chỉ được hoạt động hợp pháp sau khi được “cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký”; rằng Chính phủ quy định cấu trúc Điều lệ của các tổ chức này; và Ban Lãnh đạo của chúng không được bao gồm người “đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt”, “hoặc chưa được xóa án tích do phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia”. Thêm nữa, Điều 213 quy định rằng Chính phủ nắm quyền quản lý nhà nước về lao động. Những điều luật này mâu thuẫn với Công ước Số 87 của ILO – theo đó (1) người lao động và người sử dụng lao động có quyền tự do thành lập các tổ chức mà không phải xin phép chính quyền; (2) các tổ chức của họ được tự quyết định điều lệ; và (3) Nhà nước “phải tránh mọi sự can thiệp có tính chất hạn chế” các quyền đó.

Sau đó, ngày 11/12, Ca Dao nói với BBC rằng thực ra Bộ luật Lao động sửa đổi không công nhận sự hiện diện của công đoàn độc lập, vì (1) trong Bộ luật không có từ “độc lập”; (2) Bộ luật đã thay từ “nghiệp đoàn” trong dự thảo đã bằng từ “tổ chức của người lao động”; và (3) hiện chưa rõ các “tổ chức của người lao động” này được điều chỉnh bằng Luật Công đoàn (vốn khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với công đoàn) hay luật nào khác.

(Phát biểu này cho thấy Ca Dao không nắm vững lộ trình sửa đổi Bộ luật Lao động và ban hành các văn bản liên quan, cũng như lộ trình phê chuẩn các công ước cơ bản của ILO)

Ngoài ra, Ca Dao dự đoán rằng trong thời gian tới, một số công đoàn cấp cơ sở của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ chuyển thành các công đoàn độc lập ngụy tạo, để hợp tác với doanh nghiệp trong việc hạn chế các quyền của người lao động.

Ngày 14/12, Ca Dao viết thêm một bài công kích Bộ luật Lao động 2019, song bài này chủ yếu lấy ý của Lê Ngọc Anh mà không ghi rõ nguồn tham khảo.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.

Thứ nhất, theo lộ trình mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với EU, thì Việt Nam sẽ thông qua Công ước Số 87 của ILO vào năm 2024. Việc sửa Luật Công đoàn và ban hành các văn bản chi tiết quy định cách thức công đoàn cơ sở liên kết thành Liên đoàn sẽ được tiến hành sau khi Bộ luật Lao động sửa đổi có hiệu lực vào năm 2021. Xét việc Việt Nam chưa ký Công ước Số 87, Lê Ngọc Anh không nên áp các tiêu chuẩn của công ước này vào Bộ luật Lao động Sửa đổi 2019.

Thứ hai, sự phát triển của các công đoàn độc lập ở Việt Nam không phụ thuộc vào “quyết tâm chính trị” của EU hay nhóm Lao Động Việt, mà phụ thuộc vào việc người lao động Việt Nam có ưa chuộng hình thức tổ chức này hay không. Việc Lao Động Việt không duy trì được công đoàn cấp cơ sở nào đến thời điểm hiện tại, trong khi nhiều công đoàn cấp cơ sở của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang được nước ngoài đánh giá cao, cho thấy tiếng nói của họ thực ra ít có trọng lượng về mặt thực tiễn.

Nguồn: Loa phường

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
52SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG