22 C
Hanoi
Thứ Năm, Tháng Năm 2, 2024

Cơ chế dẫn độ có phải là nguyên nhân gia tăng tội phạm?

Nhiều ngày qua, sau những thông tin về việc cơ quan Công an VN tiến hành dẫn độ, bàn giao các đối tượng nhóm người Trung Quốc phạm tội tại Kon Tum và Bình Định cho giới chức TQ. Một số ý kiến đã đi đến phân tích nguyên do khiến cho tội phạm người TQ hoạt động tại VN có dấu hiệu gia tăng số lượng, manh động, liều lĩnh và có tổ chức… Trong vô vàn những nguyên nhân được chỉ ra thì quy chế dẫn độ tội phạm mà VN ký với nhiều quốc gia, trong đó có TQ được chỉ ra là nguyên nhân chính cho việc này.

Họ cũng phân tích rằng, sau khi được trao trả thì với chính sách dung dưỡng đám tội phạm này giới chức TQ sẽ không hề có bất cứ sự xử lý này; thậm chí đám người này còn được tung vào VN lần tiếp theo và cứ thế phạm tội mà không sợ bị xử lý, bởi cùng lắm thì cũng sẽ được trao trả theo quy chế dẫn độ mà thôi… Và cũng từ chuyện này, nhiều kẻ đã nói rằng đấy là một minh chứng cho việc chúng ta (VN) lệ thuộc quá nhiều vào TQ và điều đó làm cho nước nhà suy yếu…

Cơ chế dẫn độ có phải là nguyên nhân gia tăng tội phạm?

Hùa theo những luận điểm thiếu thuyết phục và có phần nặng tính võ đoán, có tình kỳ thị TQ này còn có đám chức sắc cực đoan trong Công giáo; nổi bật là trường hợp Lm DCCT Nguyễn Ngọc Nam Phong. Trên Fb cá nhân ông này đã đăng đàn viết: “Chính luật dẫn độ mà Việt Nam ký kết với Tầu, là một trong những lý do chính yếu biến Việt Nam thành mảnh đất mầu mỡ cho các loại tội phạm người Trung Quốc gia tăng.

Trong thực tế, toà án Việt Nam không có quyền xét xử người Trung quốc ngoài phạt hành chính; chẳng hạn, ngày 11/9/2019 vừa qua, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định xác nhận Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 4 người có quốc tịch Trung Quốc sản xuất 4 tấn ma tuý về hành vi cư trú bất hợp pháp với số tiền 95 triệu đồng”.

Tuy nhiên, xin được nói luôn, chính những suy nghĩ, cách nghĩ vớ vẩn thế này đang khiến cho dư luận hiểu sai về những giá trị của quy chế dẫn độ tội phạm trong đấu tranh với tội phạm toàn cầu, tội phạm xuyên quốc gia…

Với những gì đang diễn biến, những con số được giới chức công an, báo giới cung cấp thì đúng là tình hình tội phạm người TQ hoạt động tại VN đang thực sự là vấn đề đáng được báo động; nếu không có những giải pháp thực sự căn cơ thì con số vụ, cá nhân vi phạm, quy mô, tính chất phạm tội sẽ không dừng lại đó. Chúng ta sẽ phải đối diện với những ổ tội phạm sử dụng vũ khí nóng, hoạt động có tổ chức… bởi đó là những hệ luỵ tất yếu nếu như chúng ta lãng quên, hoặc không có những biện pháp mạnh tay… Song sẽ không vì thế mà chúng ta sẵn sàng đổ thừa cho quy chế dẫn độ tội phạm là nguyên nhân chính mà không xem xét dưới những góc độ khác nhau để nhìn nhận sự việc một cách khách quan, công bằng và thấu đáo hơn.

Chúng ta chưa có bất cứ những bằng chứng nào chứng minh được giới chức TQ sẽ dung dưỡng, bảo lãnh cho những kẻ được giới chức Công an VN cho phép dẫn độ về TQ. Cho nên ngay cái nhận định 4 người Trung Quốc vừa nêu bị UBND tỉnh Bình Định xử phạt hành chính không đồng nghĩa với việc họ không bị xử lý hình sự tại Việt Nam hoặc Trung Quốc.

Đó là chưa nói, trong một diễn biến được báo chí nêu, đến ngày 14/09, công an Việt Nam đã khởi tố, bắt tạm giam nhóm người Trung Quốc phạm tội tại Kon Tum và Bình Định, trong khi công an Trung Quốc khởi tố, bắt tạm giam 18 đối tượng liên quan khác. Nghĩa là mọi thứ đang được hai bên phối hợp và với TQ họ cũng đang không khoan nhượng với nhóm tội phạm và phương thức hoạt động của nhóm này. Bởi thông thường đã khởi tố thì họ sẽ làm những động tác tiếp theo như tiến hành điều tra, đưa số này ra hầu toà với những bản án thực sự nghiêm minh, cần thiết.

Quy chế dẫn độ tội phạm là một sản phẩm của hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm, là cách mà không để bỏ lọt bất cứ hành vi nào của tội phạm và đảm bảo rằng, những kẻ phạm tội được hưởng sự phán xử của chính luật pháp nước mình. Trên thực tế, ngay cả VN thì việc ký kết quy chế này hoàn toàn không triệt để, nghĩa là có quốc gia vì những lí do này, kia, những khúc mắc và cả những lo ngại về vấn đề tội phạm nên chưa được ký kết. Nhưng rõ ràng dưới nhiều góc cạnh của vấn đề thì đó là một sự hợp tác có chiều sâu và thực sự cần thiết, bên cạnh những mặt trái có tính tất yếu.

Báo giới, đám dân chủ đã từng gào thét, từng hỏi tại sao VN lại không có quy chế dẫn độ với Malaysia để bảo vệ Đoàn Thị Hương trong vụ chị này bị giới chức Malaysia cáo buộc tội khủng bố và đưa ra xét xử. Và nếu thiếu một tí may mắn thôi Đoàn Thị Hương đã phải chịu một mức án cao nếu không có sự can thiệp của nhà nước ta… Sự việc đó càng cho thấy tầm quan trọng của quy chế này và đó là lí do chúng ta nên ủng hộ quy chế này thay vì có những hành vi tẩy chay, phủ nhận gì đó…

Nguồn: Mõ làng

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
52SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG