22 C
Hanoi
Thứ Năm, Tháng Năm 2, 2024

Thân Mỹ để thoát Trung hay đẩy Việt Nam vào canh bạc sinh tồn?

Xu hướng Thoát Trung đã được các trí thức  lề trái của Việt Nam đẩy mạnh trong những năm 2014, 2015 thì giờ đây, khi xảy ra sự kiện bãi Tư Chính, họ đã chẳng ngần ngại chỉ đích danh “Thân Mỹ để thoát Trung”, với kỳ vọng rằng Việt Nam có thể dùng kế “Viễn giao cận công” để làm suy yếu Trung Quốc. Tiếng nói mạnh mẽ nhất cổ vũ cho xu hướng này lại đến từ một học giả nước ngoài là Carl Thayer, một giáo sư người Úc. Ông khẳng định một cách chắc như đinh đóng cột trong bài phỏng vấn BBC rằng các hoạt động bảo vệ biển Đông của chính quyền Việt Nam là không hiệu quả, thay vì đó nên ngả hẳn về phe Mỹ, giống như cách Úc vẫn làm trước giờ.

Thân Mỹ để thoát Trung hay đẩy Việt Nam vào canh bạc sinh tồn?

Ông Thayer khẳng định: “Hành động đe dọa và ép buộc của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính làm tăng triển vọng Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ nâng quan hệ song phương lên thành đối tác chiến lược… Việt Nam sẽ có lợi trong nhiều phạm vi khi hợp tác trong quan hệ đối tác toàn diện được mở rộng thành quan hệ đối tác chiến lược. Một quan hệ đối tác chiến lược thường đòi hỏi phải lập một Kế hoạch Hành động nhiều năm. Việt Nam có thể nhận được hỗ trợ trong các lĩnh vực giúp cải cách thị trường. Nhưng điều này phải được cân bằng qua việc giải quyết một số vấn đề nổi bật (thuế quan, các biện pháp trừng phạt CAATSA tiềm năng) và vượt qua nỗi sợ “vướng mắc” của Việt Nam, nghĩa là, bị lôi kéo vào một vị trí chống Trung Quốc và giảm mất tự do trong hành xử với Bắc Kinh.” 

Cùng quan điểm này với ông Thayer, một loạt các cây viết lề trái khác cũng tỏ thái độ chống Tàu và thân Mỹ, đặc biệt được đăng tải chủ đạo trên BBC Việt Ngữ. Qua bài trả lời phỏng vấn của mình, ông Thayer không hề che giấu âm mưu dùng truyền thông xã hội để trói buộc Việt Nam vào một liên minh chiến lược với Mỹ mà trong đó Việt Nam, đúng như ông nói, không hề có quyền được tự do quan hệ ngoại giao với các nước khác không thuộc liên minh Mỹ, đặc biệt là Trung Quốc. Và đương nhiên, Việt Nam sẽ ở trong tình trạng quan hệ thù hằn với Trung Quốc. Ông ta kỳ vọng rằng sự kiện bãi Tư Chính sẽ đẩy Việt Nam đến gần với Mỹ hơn.

Tất cả những điều này có nghĩa là Việt Nam đứng trước một canh bạc tồn vong. Nước Mỹ không gần Trung Quốc tới vậy, và nước Úc – nơi ông Thayer sống, cũng thế. Việt Nam thực sự ở trong tình trạng “núi liền núi, sông liền sông”, và nếu xảy ra chiến tranh với Trung Quốc thì không phải Mỹ là người chịu thiệt mà chính dân Việt Nam là người chịu thiệt. Đẩy Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á vào tình thế chống đối Trung Quốc là cách tốt nhất để Mỹ đưa mối họa chiến tranh ra khỏi cương thổ nước mình và vứt vào các nước thế giới thứ ba, những nước mà Mỹ vẫn coi là kém văn minh hơn. 

Nhưng GS Thayer là ai mà lại sẵn sàng lên tiếng cho một âm mưu thâm hiểm như vậy? GS Thayer tuy sống ở Úc và mang quốc tịch Úc, nhưng thật ra ông sinh ra ở Mỹ và đã từng có thời gian tham gia quân đội Mỹ. Năm 1967-1968, ông làm tình nguyện viên tại Việt Nam Cộng hòa theo chương trình của tổ chức phi lợi nhuận Mỹ International Voluntary Services. Ông viết rất nhiều tác phẩm bôi nhọ chính quyền Việt Nam đương thời như: The Vietnam People’s Army Under Doi Moi. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, Vietnam and the Rule of Law, War By Other Means: National Liberation and Revolution in Vietnam, 1954-1960… Những hoạt động của GS Thayer cho thấy, ông không mấy thân thiện với chính quyền không thân Mỹ như Việt Nam, và chắc chắn ông ta mong muốn Việt Nam quay trở lại thời Việt Nam Cộng Hòa.

Đi theo Mỹ không bao giờ là con đường đáng tin cậy. Chính sách ngoại giao của Mỹ không ổn định, do đặc thù của các cuộc bầu cử trong xã hội đa đảng. Khi một đảng phái mới lên cầm quyền, chính sách ngoại giao sẽ lập tức thay đổi theo. Và nếu cuộc đấu đá giữa hai đảng tại Mỹ ở giai đoạn căng thẳng, ảnh hưởng đến các tiềm lực quốc gia, thì những được chống Trung Quốc ở ngay sát Trung Quốc mà lại xa nước Mỹ sẽ phải đương đầu với một cuộc trả đũa bằng vũ lực từ quốc gia hiếu chiến này. Chính quyền Việt Nam không hợp tác với Mỹ không phải vì sợ Trung Quốc, mà e ngại thái độ bất tín, và đôi khi là “lực bất tòng tâm” của các chính khách Mỹ, mà lịch sử là minh chứng hùng hồn nhất cho nhận định này.

Nguồn: Loa Phường

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
52SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG