24 C
Hanoi
Thứ Năm, Tháng Mười Một 30, 2023

Nhân dân cần những vị đại biểu biết hiểu và thương dân

Sáng nay, đại biểu có tranh luận liên quan đến tăng giờ làm thêm cho công nhân. Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình), Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) nêu quan điểm cần tăng giờ làm thêm cho công nhân, cụ thể tăng lên tối đa 400 giờ/năm so với quy định hiện hành 300 giờ. Thì ý kiến trái chiều của đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) khiến cho nhiều người suy ngẫm.


Đại biểu Vũ Tiến Lộc đưa ra lý do cần phải tăng hạn mức giờ làm cho người lao động, với lý do, so với các nước, người lao động Việt Nam đang làm khung giờ thấp hơn nhiều. Trên góc độ các nhà doanh nghiệp, thì việc tăng thêm hạn mức khung giờ làm thêm, doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi ích. Đầu tiên phải kể đến là, giảm rất nhiều chi phí cho các loại bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp phải đóng nếu tận dụng nguồn lao động đã có sẵn.

Nhân dân cần những vị đại biểu biết hiểu và thương dânTuy nhiên, điều thiếu sót, ông lại không đưa ra bất kỳ dẫn chứng nào về việc, người lao động Việt Nam có muốn tăng thêm khung giờ làm thêm hay không? Trong khi đó, điều quan trọng hơn hết là, nếu tăng thêm hạn mức khung giờ làm thêm, liệu chăng doanh nghiệp có bắt ép người lao động quá sức, dẫn đến hành vi bóc lột lao động hay không? Người lao động có được tự do lựa chọn giữa việc tăng ca tăng thu nhập với việc không tăng ca để có nhiều thời gian cho gia đình, hay là bị “ép” phải lựa chọn làm thêm giờ thì mới kinh tế lo cho gia đình?

Không phải ngẫu nhiên mà đại biểu Quyết Tâm bày tỏ sự lo lắng và nghẹn ngào chia sẻ: “Chúng ta hãy nhìn dáng vẻ, tâm thế người công nhân, đời sống thực tế của họ. Chúng ta hãy nhìn những đứa trẻ con của công nhân phải gửi con về quê cho ông bà ở quê chăm sóc, có cha mẹ nào nỡ lòng xa con. Có những người già phải chăm cháu để con đi xa làm ăn… Nhân văn là bảo vệ quyền con người, nhân văn là tình người trong sử dụng sức lao động, tăng lương giảm giờ làm chứ không phải tăng khung giờ làm thêm”. Phải thật sự gần dân thì bà Quyết Tâm mới có thể đưa ra những lời nói đầy thân tình, sẻ chia như thế!

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, thực tế hiện nay cho thấy, có rất nhiều công nhân có nhu cầu làm tăng ca. Nếu tăng thêm khung giờ làm thêm, người lao động sẽ có thêm điều kiện, cơ hội làm thêm, tăng thu nhập. Mức thu nhập của giờ tăng ca dĩ nhiên lúc nào cũng cao hơn giờ hành chính. Có rất nhiều người lao động, do cần cù, chăm chỉ tăng ca đã cải thiện thu nhập, tháo rất nhiều nút thắt, giải quyết bài toán kinh tế cho gia đình. Từ nhu cầu cần làm việc, cần kiếm thêm tiền của người lao động, việc tăng giờ làm cho người lao động như để xuất của Đại biểu Vũ Lộc không phải là không xác đáng.

Nhân dân cần những vị đại biểu biết hiểu và thương dânQuan điểm của đại biểu Lộc và đại biểu Quyết Tâm đều có lý, không ai đúng hoàn toàn và không ai sai nhưng cả hai đã bỏ qua điều cốt lõi của vấn đề, không bàn tới, đó là làm sao kiểm soát việc tăng ca theo đúng luật và làm thế nào để sự nhân văn lan tỏa. Điều người dân rất trông mong đó là, nếu tăng giờ làm thêm, chính sách của người lao động được doanh nghiệp đảm bảo như thế nào. Ví dụ giờ làm tăng ca tăng gấp 3, gấp 4 lần so với giờ hành chính hay không? Và điều người lao động đang rất cần bàn tay tác động của các nhà làm chính sách, đó là công nhân cần được quy định mức lương cứng tối thiểu là bao nhiêu, và số tiền đó phải đủ lo sinh hoạt căn bản cho bản thân, gia đình.

Làm sao để cơ chế “thuận mua vừa bán” được phát huy đúng nghĩa – người sử dụng lao động vừa không phải tốn tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tăng ca, vừa không phải tốn công đào tạo nhân sự; còn người lao động nếu có nhu cầu tăng ca, làm thêm để được tăng thu nhập thì đã có điều kiện. Như thế cả đôi bên mới cùng có lợi.

Thế mới thấy, làm chính sách liên quan đến đời sống dân sinh không hề dễ, và trong vấn đề này vai trò, nhận thức của người đại biểu quan trọng lắm. Đòi hỏi mỗi vị đại biểu phải am tường, hiểu lòng dân và có tâm thì mới có thể là “ngọn hải đăng” dẫn đường, góp phần đưa ra những chính sách phù hợp, giúp cho người dân có đời sống ấm no, hạnh phúc hơn mỗi ngày. Muốn làm như vậy, đại biểu cần luôn biết rõ, cần “đứng” ở đâu khi bàn về lợi ích người lao động và lợi ích của doanh nghiệp. Chổ “đứng” mà tác giả bài viết muốn bàn đến dĩ nhiên không phải đơn thuần là phòng họp, là nghị trường mà vị Đại biểu của dân phải đứng, nhìn từ cuộc sống của người dân để đưa ra những đề xuất phù hợp.

Nhân dân cần những vị đại biểu biết hiểu và thương dânLàm sao để nâng cao chất lượng đời sống của người dân, đem đến cuộc sống ấm no cho người dân, làm sao để ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua, tết năm nay sung túc hơn tết những năm về trước, là điều rất nhiều người dân trông mong, kỳ vọng và đó cũng chính là thước đo cho sự nhân văn, văn minh của dân tộc

Tường Vi

Nguồn: Cánh cò

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
48SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG