26 C
Hanoi
Thứ Tư, Tháng Năm 8, 2024

“UN” lại can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam

Vừa qua, các Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc (UN) về nhân quyền, văn hoá và Nhóm làm việc chống bắt người tuỳ tiện của UN hôm 17/9/2020 đã gửi thư đến Chính phủ Việt Nam, bày tỏ quan ngại về tình trạng bắt giữ người tuỳ tiện và đàn áp đối với các nhà báo độc lập ở Việt Nam. Cụ thể, những người được nêu tên trong bức thư bao gồm nhà báo Phạm Đoan Trang, các nhà báo thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ, Lê Hữu Minh Tuấn, Lê Anh Hùng. Đây là hành động can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam, vi phạm pháp luật quốc tế.

Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc (UN) về nhân quyền, văn hoá và Nhóm làm việc chống bắt người tuỳ tiện của UN can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam

Chúng ta đều biết rằng khoản 7, Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc. Theo đó, Hiến chương Liên Hiệp quốc đã khẳng định: “Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào các công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương…”. Trong đó, công việc nội bộ của mỗi quốc gia được hiểu là công việc nằm trong thẩm quyền giải quyết của mỗi quốc gia độc lập xuất phát từ chủ quyền của mình, đó là quyền tối thượng của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình (như: quyền tự do lựa chọn, tự do xây dựng và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội phù hợp với nguyện vọng của nhân dân; quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp…) và quyền độc lập trong quan hệ quốc tế (như: quyền độc lập thiết lập mối quan hệ với bất kỳ quốc gia nào, quyền tự do tham gia vào các tổ chức quốc tế khu vực và phổ cập…).

Đồng thời, nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước” cũng không cho phép bất kỳ quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù văn minh hay lạc hậu được quyền can thiệp vào các lĩnh vực thuộc thẩm quyền riêng biệt của mỗi quốc gia, xuất phát từ chủ quyền của mình như: Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác nhằm chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, văn hóa-xã hội của quốc gia; Cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để bắt buộc quốc gia khác phụ thuộc vào mình; Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ chính quyền của quốc gia khác; Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của quốc gia khác; Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội không có sự can thiệp từ phía các quốc gia khác.

Các đối tượng nhà báo Phạm Đoan Trang, các nhà báo thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ, Lê Hữu Minh Tuấn, Lê Anh Hùng đều là đối tượng lợi dụng vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật Việt Nam. Do đó, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc (UN) về nhân quyền, văn hoá và Nhóm làm việc chống bắt người tuỳ tiện của UN kêu gọi trả tự do cho các đối tượng trên là không thể chấp nhận được, thể hiện cái nhìn chủ quan, không đúng với thực trạng vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, tạo điều kiện cho các đối tượng phản động lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự. Thiết nghĩ, thời gian tới, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc (UN) về nhân quyền, văn hoá và Nhóm làm việc chống bắt người tuỳ tiện của UN cần thận trọng hơn trong phát ngôn của mình, tránh để các đối tượng xấu lợi dụng để chống phá chính quyền nhân dân, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Nguồn: Người con Đất Mẹ

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
52SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG