29 C
Hanoi
Thứ Tư, Tháng Năm 15, 2024

‘Đại thắng mùa xuân’ của Việt Nam trước dịch covid 19

‘Đại thắng mùa xuân’ của Việt Nam trước dịch covid 19

L’« offensive de printemps » réussie du Vietnam contre le Covid-19

Avec moins de 300 cas d’infection et aucun mort, le pays a pour l’instant réussi à juguler l’épidémie. Le système autoritaire permet un degré élevé d’intrusion pour le suivi des personnes infectées.

‘Đại thắng mùa xuân’ của Việt Nam trước dịch covid 19

Ai biết tiếng Pháp, mời xem toàn bài theo link: https://www.lemonde.fr/international/article/2020/04/20/l-offensive-de-printemps-reussie-du-vietnam-contre-le-covid-19_6037115_3210.html

“Việt Nam- Hình mẫu cho cả thế giới?”

268 ca nhiễm Covid-19, 223 bệnh nhân bình phục và 0 ca tử vong. Tính đến ngày 23/4, Việt Nam đã tròn 1 tuần không ghi nhận ca nhiễm mới. Với con số này, Việt Nam đã trở thành một ví dụ để các nước học hỏi trong cuộc chiến chống lại Covid-19, bao gồm cả các nước phương Tây.

Tờ Le Figaro đặt ra câu hỏi, làm thế nào mà Việt Nam, đất nước có đường biên giới chung với Trung Quốc và một quốc gia đang phát triển, lại có thể xoay sở để hạn chế tới mức thấp nhất sự lây lan của virus SARS-CoV-2?

Theo đó, Việt Nam đã nhanh chóng tránh được hậu quả tai hại của dịch bệnh qua việc đóng cửa biên giới với người láng giềng khổng lồ từ ngày 1/2, không mở cửa lại các trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Việt Nam còn thực hiện giãn cách xã hội từ đầu tháng Tư, buộc cách ly hàng loạt một số địa phương bị coi là ổ dịch từ giữa tháng Hai.

‘Đại thắng mùa xuân’ của Việt Nam trước dịch covid 19

Ông Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Hà Nội cùng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc

Trả lời tờ Journal du Dimanche, ông Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Hà Nội cho biết: “Việt Nam đã đánh giá mối đe dọa từ dịch bệnh là rất nghiêm trọng từ đầu tháng Giêng, ít lâu sau khi Trung Quốc xuất hiện những ca bị lây nhiễm đầu tiên”. Trên thực tế, vào giữa tháng 1, một ban chỉ đạo quản lý khủng hoảng đã được thành lập, với sự tập hợp của các nhà quản lý, bác sĩ và nhà khoa học để dự đoán tình hình dịch Covid-19.

Vào cuối tháng 1, trong một buổi họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định Việt Nam đã bước vào “thời chiến” với dịch Covid-19 và tuyên bố cả nước “chống dịch như chống giặc”.

‘Ngoại lệ Việt Nam’

Có một “ngoại lệ Việt Nam” chăng? Một số nhà quan sát và báo chí châu Á tự hỏi. Nhưng đây không phải là điều gì bí mật mà là kết quả của một chính sách hiệu quả: nhận diện và theo dõi những người và những nhóm bị lây nhiễm, hoặc có nguy cơ lây nhiễm.

Một người Pháp gốc Việt mới từ Paris về thành phố Hồ Chí Minh trả lời tờ Le Monde cho biết: “Khi xét nghiệm thấy tôi bị dương tính với SARS-CoV-2, lập tức tôi được yêu cầu trả lời một bảng câu hỏi, trong đó phải ghi ra tên của tất cả những người mà tôi đã gặp gỡ, tiếp xúc. Toàn bộ hành khách và phi hành đoàn của chuyến bay mà tôi đi từ Pháp, đều được xét nghiệm và cách ly”.

Việc giám sát giãn cách xã hội cũng rất nghiêm ngặt, những ai vi phạm quy định đều bị phạt nghiêm khắc: gần đây một công dân không đeo khẩu trang và còn đánh lại công an tại chốt kiểm soát phòng chống dịch, đã bị phạt 9 tháng tù.

Khác với các nước phát triển tại châu Á như Hàn Quốc và Singapore, Việt Nam không có đủ khả năng tài chính để thực hiện biện pháp chống dịch rộng rãi. Do đó, đất nước 94 triệu dân đã thực hiện chiến lược phòng dịch “chi phí thấp”, theo nhận xét của Financial Times.

Thay vì xét nghiệm hàng loạt như Hàn Quốc, Việt Nam đã tập trung vào việc cách ly những người bị nhiễm bệnh và điều tra dịch tễ cặn kẽ. Đến nay, Việt Nam mới chỉ thực hiện khoảng 200.000 lượt xét nghiệm, chủ yếu là những người từ nước ngoài trở về, còn Hàn Quốc là khoảng 584.000.

Tổng tiến công mùa Xuân

Thành công của Việt Nam nhờ vào sự đoàn kết xã hội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gọi nỗ lực kiềm tỏa virus của Việt Nam là “cuộc tổng tấn công mùa Xuân 2020” vào Covid-19 – ý liên tưởng đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 trong chiến tranh chống Mỹ, với việc truy cùng đuổi tận virus nguy hiểm này.

Ngoài ra, theo Le Monde, trong khi Trung Quốc đang lao vào chiến dịch “ngoại giao virus corona” với việc xuất khẩu vật liệu thiết bị y tế, thì ngày 7/4, Việt Nam vừa gửi tặng 550.000 khẩu trang tự sản xuất cho Chính phủ và nhân dân các nước Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Anh. Mới đây , Việt Nam tiếp tục trao tặng 100.000 khẩu trang cho Ấn Độ, vật tư, trang thiết bị y tế cho Nhật Bản… cùng nhiều quốc gia khác. Hà Nội cũng không quên những người láng giềng thân tình là Lào và Campuchia khi trao tặng gần 800.000 khẩu trang cho Vientiane và Phnom Penh.

Về mặt địa chính trị, quan hệ chiến lược ngày càng được củng cố với Mỹ. Washington vừa mua 450.000 bộ quần áo bảo hộ của DuPont Hazmat, được Việt Nam huy động nhân công sản xuất khẩn cấp để giúp chống dịch. Tổng thống Donald Trump đã ngỏ lời cám ơn các “bạn bè” Việt Nam về việc này.

Trong bài viết trên trang Causeur, cựu Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noël Poirier nhận định: “Các quốc gia châu Á, cụ thể là các nước theo văn hóa Nho giáo cho đến nay đã thành công trong việc ngăn chặn làn sóng dịch bệnh nguy hiểm. Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc thường được nêu ra làm ví dụ. Người ta quên mất đất nước Nho giáo cuối cùng trong nhóm này, tuy rất gần gũi về tình cảm và lịch sử với chúng ta: đó là Việt Nam. Thành công của Việt Nam trước dịch corona thuyết phục hơn cả Hàn Quốc – nay đã là nước công nghiệp lớn.”

Tờ Le Monde kết luận rằng, tại Việt Nam đã thành công trên mặt trận phòng dịch và “cuộc tổng tiến công mùa Xuân” đang tiếp diễn trên mặt trận kinh tế “hậu Covid”.

Bùi Ngọc Trâm Anh Giới thiệu

Nguồn: Google.Tiên lãng

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
52SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG